Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Tác phẩm văn chương của Tản Đà từ góc nhìn liên văn hóa”

Thứ tư - 31/05/2023 13:57
Sáng ngày 29/5/2023, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ khoa học cấp Trường cho nghiên cứu sinh (NCS) Lê Thanh Sơn, ngành Văn học Việt Nam, mã số 9220121, với đề tài luận án “Tác phẩm văn chương của Tản Đà từ góc nhìn liên văn hóa” dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Phong Nam, Nhà nghiên cứu độc lập và TS. Hoàng Đức Khoa, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên ngành Văn học Việt Nam được đánh giá tại Trường.
Ảnh 1. Khai mạc buổi bảo vệ
        Hội đồng đánh giá luận án gồm 07 thành viên, đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và các nhà nghiên cứu độc lập thuộc ngành Văn học Việt Nam và Lý luận văn học.
Ảnh 2. Hội đồng đã thông qua lý lịch khoa học, thành tích nghiên cứu, quá trình học tập
và kết quả nghiên cứu khoa học của NCS
        Dưới sự chủ trì của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, Hội đồng đã thông qua lý lịch khoa học, thành tích nghiên cứu, quá trình học tập và kết quả nghiên cứu khoa học của NCS Lê Thanh Sơn. Tất cả các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao năng lực nghiên cứu và những kết quả đạt được của NCS trong thời gian qua.
Ảnh 3. NCS trình bày luận án
        Đề tài nghiên cứu của NCS Lê Thanh Sơn với mục tiêu phân tích, lí giải những mô thức thẩm mĩ trong thế giới văn chương Tản Đà, dựa trên sự tương tác liên văn hóa giữa các yếu tố truyền thống - hiện đại, bác học - bình dân. Bên cạnh đó, luận án cũng hướng đến việc phân tách và định dạng một hệ giá trị phù hợp, để đánh giá vị thế, vai trò của Tản Đà đối với tiến trình hiện đại hóa văn học

        Từ các kết quả nghiên cứu về Tác phẩm văn chương của Tản Đà từ góc nhìn liên văn hóa, luận án đã chỉ ra cá tính năng động của chủ thể thẩm mĩ Tản Đà trong quá trình tiếp xúc văn hóa Đông - Tây, qua đó, khẳng định vị thế tiên phong của ông với tiến trình hiện đại hóa văn học và ý nghĩa cốt lõi của tư duy liên văn hóa trong bối cảnh đương đại. Với Tản Đà, sự tương tác giữa cũ và mới, giữa Tây và Ta không phải để thủ tiêu hay phủ định một cách cực đoan giữa những thái cực đó, mà là thái độ chủ động lấy truyền thống làm căn cốt (Thể) rồi biến hóa cùng cái mới (Dụng), để từng bước nâng tầm văn chương dân tộc. Bên cạnh đó, từ việc nhận diện và giải mã những yếu tố liên văn hóa trong tác phẩm văn chương, luận án đã chỉ ra hoạt động kiến tạo thẩm mĩ của Tản Đà, gắn liền với không gian văn hóa buổi giao thời. Theo đó, cái cũ và cái mới, truyền thống và hiện đại trong thế giới văn chương của Tản Đà đan bện và bổ sung cho nhau, tạo nên một “hằng số thẩm mĩ”, một dấu ấn đặc sắc ở phong cách nghệ thuật của ông.

         Sau phần trình bày báo cáo tóm tắt về đề tài “Tác phẩm văn chương của Tản Đà từ góc nhìn liên văn hóa” Hội đồng đã đưa ra nhiều đánh giá và ý kiến đóng góp hiệu quả mang tính khoa học cao, về cả hình thức trình bày lẫn nội dung nghiên cứu của đề tài.
Ảnh 4. Hồi đồng nhận xét đề tài luận án
        Kết thúc buổi bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp trường, NCS Lê Thanh Sơn đã gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng đánh giá về những ý kiến khoa học vô cùng hữu ích, giúp NCS có thể hoàn thiện đề tài một cách chỉnh chu hơn trước khi nộp lưu chiểu ở Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Sư phạm.
Một số hình ảnh tại Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp trường của NCS Lê Thanh Sơn:
THẾ HƯNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây