Giảng viên và giáo viên phổ thông tạo "vòng tròn chia sẻ, kết nối"

Chủ nhật - 25/04/2021 06:17
GD&TĐ - Quá trình tập huấn các modul do các Trường ĐH Sư phạm trọng điểm đảm nhiệm bồi dưỡng cho GV cốt cán các trường phổ thông, đã hình thành nên “vòng tròn chia sẻ và kết nối” để cùng phát triển năng lực nghề nghiệp.


 

Bồi dưỡng giáo viên cốt cán Tiểu học của TP Đà Nẵng và 5 tỉnh Tây Nguyên do Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đảm nhiệm

Bồi dưỡng giáo viên cốt cán Tiểu học của TP Đà Nẵng và 5 tỉnh Tây Nguyên do Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đảm nhiệm

Trực tiếp bổ trợ cho trực tuyến

Cô giáo H’Sương Niê – giáo viên cốt cán  môn KHTN (Vật lí), Đắk Lắk chia sẻ: “Khi học trực tuyến thì thấy tài liệu đã đầy đủ nên chưa cần tới sự hỗ trợ từ các giảng viên sư phạm cốt cán. Tuy nhiên, khi tham gia tập huấn trực tiếp thì mình mới “vỡ” ra được nhiều điều và cũng nhận được nhiều kiến thức hơn.

Các giảng viên sư phạm sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động người học như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc nhóm, trò chơi, đàm thoại…

Chúng tôi được giải thích cặn kẽ nhưng gì còn vướng mắc trong khi tự học trực tuyến. Đặc biệt, bản thôi tôi học được các phương pháp dạy học tích cực như tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng tình huống giải quyết vấn đề”.

Chỉ trong tháng 12/2020, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã tổ chức 3 đợt tập huấn cho gần 1.000 giáo viên cốt cán bậc Tiểu học trên địa bàn TP Đà Nẵng và 5 tỉnh Tây Nguyên. Các thầy cô giáo đã có 5 ngày tìm hiểu trước tài liệu học tập trực tuyến, sau đó bồi dưỡng trực tiếp 3 ngày với hình thức chủ yếu là thảo luận nhóm, thực hành, trao đổi, tư vấn.

Kết thúc khóa tập huấn - bồi dưỡng tập trung, giáo viên có 7 ngày để tự tìm hiểu sâu hơn các nội dung, phương pháp giáo dục mới và hoàn thành các bài tập để đánh giá kết quả khóa tập huấn. Chỉ những giáo viên vượt qua bài tập này và được đánh giá tích cực trong quá trình bồi dưỡng mới được Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cấp chứng nhận hoàn thành khoá học.

luilli

Theo nhận xét của nhiều giáo viên cốt cán, quá trình tập huấn trực tiếp đã giúp bổ trợ rất tốt cho hình thức tập huấn trực tuyến

Cô giáo Đinh Thị Mây Ngàn – môn KHTN (Sinh học), GV cốt cán tỉnh Đắk Lắc so sánh: “Sau khi tự học trực tuyến, khi tham gia bồi dưỡng trực tuyến, được tiếp xúc với các giảng viên, đồng nghiệp, chúng tôi có cơ hội trao đổi, nghiên cứu để thấm hơn nội dung của mô đun, cùng khóa tập huấn rất tốt. Được học hỏi nhiều hơn là sự khác biệt rõ nhất so với những lần tập huấn trước thay sách trước đây. 

Thầy Trần Vũ Định – môn KHTN (Hóa học): trường THCS Đắk Bu’k So – huyện Tuy Đức – Đắk Nông cho biết: “Trong quá trình tập huấn trực tiếp, giảng viên sư pham cốt cán có nhiều phương pháp kĩ thuật dạy học: học nhóm, trò chơi quan sát thay đổi…

Đồng hành trong hành trình đổi mới

PGS.TS Lưu Trang – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng thông tin: “Nhà trường đã bổ sung đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt để phụ trách các môn ở bậc Tiểu học theo tiêu chí của Bộ GD&ĐT, tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (mô đun 2 và mô đun 3).

Để đảm bảo chất lượng cho các đợt tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp, nhà trường đã phân công các nhóm giảng viên sư phạm chủ chốt phụ trách các môn học; Tổ chức seminar giữa các nhóm môn học để thống nhất nội dung, phương pháp tổ chức và đánh giá bồi dưỡng; Tổ chức quay video bài học minh họa ở các trường phổ thông phục vụ cho các lớp bồi dưỡng”.

utttt

Thảo luận nhóm trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cốt cán

TS Trương Thị Thanh Mai – Giảng viên sư phạm Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng chia sẻ: “Từ những buổi tập huấn trực tiếp cho giáo viên cốt cán và quá trình hỗ trợ cho đồng nghiệp trong triển khai bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà qua mạng, giảng viên sư phạm cùng với việc hỗ trợ giáo viên cốt cán trong triển giúp giảng viên làm đầy thêm vốn kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục phổ thông.

PGS.TS Lê Anh Phương – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đánh giá: “Qua các thiết kế kế hoạch dạy học thử nghiệm mang tính ứng dụng của GVCC, giảng viên chủ chốt học hỏi được rất nhiều về: cách chuyển hoá yêu cầu cần đạt thành những hoạt động sinh động phù hợp lứa tuổi; cách mềm hoá các nguyên tắc sư phạm bằng nhiệm vụ học tập hấp dẫn; cách vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực ở từng giai đoạn của bài học...”.

Quá trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cốt cán, nói như PGS.TS Lê Anh Phương, đã khắc hoạ rõ nét hơn cam kết đồng hành của các trường ĐH Sư phạm trọng điểm với nhà trường phổ thông trong hành trình đổi mới mà giảng viên chủ chốt chính là cầu nối đóng vai trò quan trọng và quyết định. Khi ý thức được điều này, giảng viên đã và sẽ trở nên có trách nhiệm nghề nghiệp hơn, vận hành các hoạt động đổi mới giáo dục một cách chuyên nghiệp hơn, thường xuyên hơn và với những chiến lược sư phạm rõ nét

Nguồn tin: giaoducthoidai.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây