Hội thảo Quốc tế: “Từ hải cảng ra thế giới: Lịch sử toàn cầu về các cảng Đông Dương (1858-1956)” là diễn đàn khoa học hội tụ các nhà khoa học hàng đầu đến từ Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Canada, Na Uy, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Được tổ chức bởi Trường Đại học Bretagne-Sud (UBS) (Pháp) phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN. Bên cạnh đó còn có các đối tác phối hợp: Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV); Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU – USSH); Đại học Le Havre Normandie (Pháp); Đại học Paris Cité (Pháp); Viện Nghiên cứu Châu Á, Đại học Aix-Marseille (IrASIA, AMU) (Pháp); Hiệp hội Đại học Pháp ngữ (AUF) (Pháp); Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) (Pháp); Chương trình Nghiên cứu CoolieBrokers, Đại học Paris Cité (Pháp); Chương trình Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Pháp (Pháp); Nhóm Quan tâm Khoa học châu Á (GIS ASIE) (Pháp); Học viện Khoa học Hải ngoại (Pháp); Nhóm Quan tâm Khoa học: Lịch sử và khoa học biển (GIS) (Pháp).
Về phía Quốc tế có sự tham dự của: Bà Cécile Vigneau, Tham tán thứ nhất Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; GS.TS. Jean-François Klein, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học South Bretagne (UBS) (Pháp); GS.TS. Dominique BARJOT, Đại diện Học viện khoa học hải ngoại (Pháp); PGS.TS. Jean Martinant De Preneuf, Đại diện Chương trình Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Pháp, Đại học Lille (Pháp); GS.TS. Eric Guerassimoff, Đại diện Chương trình Nghiên cứu CoolieBrokers, Đại học Paris Cité (Pháp); PGS.TS. Nguyễn Phương Ngọc, Đại diện Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Aix-Marseille; PGS.TS. Le Failler Philippe, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội; PGS. TS. Tessier Olivier, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ tại Hồ Chí Minh; PGS.TS. Thomas VAISSET, Đại diện của Đại học Le Harve Normandie; Ông Delameziere Samuel, Giám đốc Viện Pháp tại Đà Nẵng.
Về phía đại biểu trong nước có sự tham dự của: PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác Pháp ngữ Châu Á-Thái Bình Dương [CECOFAP], Học viện Ngoại giao Việt Nam, Chủ tịch diễn đàn Pháp ngữ Chaire Senghor tại Việt Nam; TS. Vũ Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Ký ức thế giới UNESCO Khu vực châu Á-Thái Bình Dương (MOWCAP); Bà Phan Thị Thuỷ, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị TP Đà Nẵng; Ông Nguyễn Lê Đức Huy, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Pháp thành phố Đà Nẵng; Ông Lê Tiến Công, Phó Giám đốc Phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa.
Về phía Đại học Đà Nẵng có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Lê Hùng, Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Về phía Nhà trường có sự tham dự của: PGS.TS. Lưu Trang, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng; PGS.TS.Trần Xuân Bách, Phó Hiệu trưởng; TS. Bùi Bích Hạnh, Phó Hiệu trưởng; Đại diện lãnh đạo các Khoa, Phòng, Tổ, Trung tâm thuộc và trực thuộc Trường; và sự có mặt của hơn 200 Giảng viên và sinh viên quan tâm.
Hội thảo mở ra một cơ hội nghiên cứu về lịch sử toàn cầu của những cảng biển và cảng biển Đông Dương thời thuộc địa, xây dựng kho sử liệu nghiên cứu về chủ đề hàng hải và hải cảng dưới góc độ tiếp cận liên ngành. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi trao đổi thương mại biển không ngừng gia tăng và các hoạt động xuất khẩu trở thành đòn bẩy phát triển chính cho nền kinh tế Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì việc nghiên cứu về lịch sử có thể mở ra cơ hội đánh giá những thời cơ, thách thức hiện nay đối với hoạt động thương mại biển như cơ sở hạ tầng hải cảng, vị trí chiến lược hay phát triển kinh tế khu vực và vị trí trong thời kỳ toàn cầu hoá thương mại.
Tại hội thảo PGS.TS. Lưu Trang, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết “Được coi là những nơi đặc biệt của “Đế quốc hải quân”, các hải cảng là điểm tựa quan trọng trong quá trình thuộc địa hóa Đông Dương của Pháp. Các cảng Đông Dương được xem là “Dấu ấn” của quá trình thực dân hóa, các “cảng biển trong tình trạng thuộc địa” trở thành các đài quan sát chính xác về thuộc địa, hoạt động với một vai trò là “Khu vực trung gian” giữa các nước để quốc và thuộc địa. Các hải cảng và thành phố cảng ở các thuộc địa là địa bàn lý tưởng để có thể quan sát và phân tích tới sự chuyển biến và thay đổi của xã hội bản địa trước sự tiếp xúc với các yếu tố mới và cho ra đời xã hội có nhiều yếu tố giao thoa và có mối liên hệ đến sự kết nối thế giới. Chính vì vậy, các cảng Đông Dương hoàn toàn là một đối tượng nghiên cứu có thể được áp dụng cho mọi quy mô kết nối: Cho đế quốc Pháp, cho các đế quốc thuộc địa khác và cho châu Á – Thái Bình Dương”.
PGS.TS. Lưu Trang còn đặc biệt nhấn mạnh “Hội thảo khoa học quốc tế lần này có ý nghĩa như một sự bù khuyết vào vùng đất nghiên cứu còn những thiếu hụt và bỏ trống rất đáng để chúng ta lưu tâm và cộng đồng trách nhiệm khai thác”
Hội thảo tập trung hướng tới 03 mục tiêu:
Thứ nhất, nhằm bổ sung tư liệu cho khoảng trống nghiên cứu về hải cảng thuộc địa;
Thứ hai, áp dụng các tiếp cận toàn cầu hóa về các cảng ở Đông Dương, giống như cách mà Bruno Marnot đã áp dụng với các cảng thương mại lớn của Pháp;
Thứ ba, Hội thảo hướng tới kết nối các nhà sử học và các nhà nghiên cứu theo hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành.
Hội thảo sẽ diễn ra trong 03 ngày 27 – 29/10 với 3 tiểu ban thảo luận và hơn 10 Workshop với 70 báo cáo.
Một số hình ảnh diễn ra:
THẾ HƯNG
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn