Với mục tiêu giúp sinh viên thực hành các phương pháp quản lý tài nguyên thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, cũng như rèn luyện được các kỹ năng phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường như: Kỹ năng điều tra, tham vấn công đồng, phân tích hiện trạng, xây dựng giải pháp, làm việc nhóm và trình bày báo cáo.
Chương trình thực tập kỹ năng này đã được tổ chức 4 năm tại: Cù Lao Chàm, Hội An; Tam Hải, Núi Thành, Vườn quốc gia KonKaKinh, tỉnh Gia Lai. Bắt đầu từ năm 2017 Chương trình đã được mở rộng giảng dạy tại huyện đảo Lý Sơn – Một di sản địa chất núi lửa biển, cùng với tiềm năng đa dạng sinh học và văn hóa biển đã cung cấp nhiều cơ hội học tập trải ngiệm cho sinh viên, bước đầu gắn kết kiến thức Nhà Trường với thực tiển cuộc sống.
“Chương trình thực tập kỹ năng tại huyện đảo Lý Sơn đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho sinh viên, không chỉ kiến thức và kỹ năng từ thực tế mà còn tác động đến chính quyền và cộng đồng địa phương trong vấn đề bảo vệ và sử dụng bền tài nguyên nhiên nhiên tại huyện đảo” - TS. Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ.
Kết quả của các chuyên đề nghiên cứu từ lớp như: Du lịch sinh thái, bãi biển, nông nghiệp, nguồn lợi thủy sản, thảm cỏ biển,… là rất thiết thực đối với địa phương. TS. Nguyễn Đăng Vũ cũng đề nghị lớp học cần hoàn hiện báo cáo và gửi cho các cơ quan chuyên ngành tham khảo cho các hoạt động phát triển kinh tế tại địa phương.
Gặp nhau tại Đảo Bé – Huyện đảo Lý Sơn, Ông Đinh Hài – Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam khen ngợi tinh thần học tập thực tiễn của lớp học và nhắn nhủ các bạn trẻ sinh viên nỗ lực tiếp nối trách nhiệm bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản trong tương lai.
“Sau những ngày vất vả nhưng cũng vô cùng hào hứng, nhóm Bãi biển của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cũng đã hoàn thành xuất sắc bài báo cáo của mình. Các bạn đã có những nghiên cứu rất cụ thể về tiềm năng, hiện trạng, sức khoẻ hệ sinh thái bãi biển, hệ sinh thái thảm cỏ biển,... Từ đó đưa ra các giải pháp để giúp Lý Sơn bảo vệ được vẻ đẹp vốn có của mình để có thể phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững. Qua đó, thu nhập của người dân và phát triển kinh tế địa phương cũng tăng lên đáng kể” - chị Nguyễn Thị Lệ - Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Di sản Quảng Ngãi nhận xét.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn