Bế mạc đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA lần thứ 122

Thứ ba - 16/10/2018 11:26
Sáng 11/10, lễ bế mạc chương trình Đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-AQ lần thứ 122 đã diễn ra tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHĐN. Chương trình Đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-AQ năm 2018, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN có 01 chương trình: ngành Vật lý. Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN có 03 chương trình: ngành Kiến trúc, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật Công trình Xây dựng.

Tham dự lễ bế mạc có: PGS.TS Nantana Gajaseni - Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng mạng lưới các trường ĐH khối ASEAN AUN-QA; các kiểm định viên mạng lưới AUN đến từ Singapore, Thailan, Malaysia, Indonesia, Philippin; PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐHBK-ĐHĐN; PGS.TS Lê Quang Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP-ĐHĐN, các thầy cô tham gia giảng dạy và đông đảo các bạn sinh viên đang theo học các chuyên ngành được đánh giá.

anh 1

Đại diện Hội đồng AUN-AQ báo cáo đánh giá chương trình đào tạo ngành Vật lý – trường Đại học Sư phạm - Ảnh: Thanh Thảo

Tại phiên Bế mạc, PGS.TS Nantana Gajaseni – Chủ tịch Hội đồng AUN-QA đã báo cáo sơ bộ, những điểm mạnh, tiềm năng và những mặt cần khắc phục theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA của bốn chương trình đào tạo tham gia kiểm định.
Với ngành Vật lý của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, sau 3 ngày làm việc, Hội đồng AUN-AQ đã đánh giá chương trình đào tạo ngành Vật lý theo các tiêu chí: Kết quả học tập; đặc điểm chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình; phương pháp dạy và học; chất lượng sinh viên; đánh giá sinh viên; hỗ trợ chất lượng giảng viên; chất lượng sinh viên và các hỗ trợ; cơ sở vật chất và hạ tầng; nâng cao chất lượng giáo dục; chuẩn đầu ra. 
Theo đó, ngành Vật lý Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN có nhiều thế mạnh trong việc đào tạo với số lượng sinh viên ra trường đúng hạn cao; khung chương trình được điều chỉnh và cân bằng giữa kiến thức cốt lõi của các khóa học và năng lực chuyên môn trong giáo dục; đảm bảo hoàn thành chu trình PDCA với chất lượng bài tập được đảm bảo; giảng viên và sinh viên được tiếp xúc với các chương trình quốc tế; các khóa học định dạng được nội dung, phương pháp giảng dạy và tiêu chí đánh giá phù hợp; không gian học tập rộng rãi dành cho sinh viên với hệ thống wi–fi tốt; hệ thống âm thanh có sẵn phục vụ cho quá trình giảng dạy bằng micro; các chế độ như bảo hiểm sức khỏe và lương hưu được cung cấp tốt,…
Tuy nhiên, chương trình đào tạo ngành Vật lý vẫn còn một vài hạn chế cần được khắc phục: Cần phải cải thiện việc đào tạo có liên quan, đặc biệt việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập; nâng cấp phòng thực hành Vật lý và dụng cụ theo kịp với xu thế; tối ưu hóa nền tảng học tập e-learning để nâng cao hoạt động giảng day; mở rộng trải nghiệm của sinh viên và nâng cao quan điểm thông các chương trình trong và ngoài nước dành cho sinh viên.
Để làm được những điều trên, Nhà trường cần nắm bắt được nhu cầu của thị trường ngoài Đà Nẵng và Việt Nam, hướng đến thị trường châu Á và quốc tế; Cung cấp chương trình giảng dạy có liên quan nhằm đạt được các PLOs với những đánh giá thích hợp; hiện đại hóa và tăng cường việc học lấy học sinh làm trung tâm, trong quá trình học tập cần đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; sinh viên tốt nhiệp phải trang bị kỹ năng và chuẩn bị cho những thử thách mang tính toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đại diện Trường Đại học Sư phạm, PGS.TS Lê Quang Sơn cho biết: “Cảm ơn những chuyên gia đánh giá đã dành thời gian của mình để tham gia buổi đánh giá chương trình đào tạo của Trường chúng tôi. Việc đánh giá lần này thực sự là cách làm tốt để các giảng viên và sinh viên có thể làm tốt hơn trong công tác giảng dạy cũng như học tập, mang đến cho chúng tôi tự tin để thực hiện công việc bao gồm cả quá trình đánh giá. Ngày hôm nay, những lời bình luận, góp ý, và phát biểu của quý vị sẽ giúp chúng tôi tìm ra được hướng làm việc tốt hơn trong công tác giáo dục. Tôi hi vọng chúng tôi có thể làm việc với quý vị nhiều hơn trong các dự án giáo dục sắp tới và các dự án giáo dục khác tại các trường Đại học ở Việt Nam. Cảm ơn sự hợp tác của GS. Đoàn Quang Vinh, các giảng viên Trường Đại học Bách khoa và Ban tổ chức”.
Đại diện Trường Đại học Bách khoa, PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ rất phấn khích và cảm ơn tinh thần làm việc nhiệt tình, công bằng, khách quan của Hội đồng AUN-QA.

anh 3

PGS.TS Lê Quang Sơn phát biểu cảm ơn Hội đồng AUN-AQ và các cá nhân, tổ chức đã hỗ trợ Nhà trường - Ảnh: Thanh Thảo

Đại diện 2 trường cũng cho biết Nhà trường sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng giảng dạy, tiếp tục phát huy những điểm mạnh và cải thiện những hạn chế còn tồn đọng để ngày càng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.
Trong 4 chương trình được đánh giá lần này thì Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý là chương trình Sư phạm đầu tiên của Việt Nam được đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA. Điều này thể hiện quyết tâm của Trường ĐHSP-ĐHĐN trong việc nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện cam kết đào tạo đội ngũ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và phù hợp với xu hướng phát triển, hội nhập của xã hội.

Mai Quang - Thanh Thảo

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây