Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực Miền Trung – Tây Nguyên lần thứ V

Thứ bảy - 27/07/2024 08:56
Sáng ngày 26/7, tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) diễn ra Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực Miền Trung – Tây Nguyên lần thứ V” với chủ đề “Bảo tồn biển” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm đưa ra những đề xuất, giải pháp thúc đẩy công tác bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học biển của khu vực Duyên hải miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.

         Tiếp nối 04 chủ đề hội thảo từ năm 2023 về bảo tồn sinh học rừng, năm nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng quyết định tổ chức hội thảo với chủ đề “Bảo tồn biển”. Hội thảo lần này được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng với hơn 120 đại biểu từ Trung Ương đến địa phương, đại biểu trong nước và quốc tế, bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, tổ chức xã hội, chính quyền, trường Đại học, Cao đẳng, các viện, trung tâm, doanh nghiệp và cộng đồng tham dự.
 

        Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi – Phó Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam cho biết Phát triển bền vững kinh tế vùng biển Duyên hải miền Trung có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế biển của cả nước. Bởi đây là khu vực có 14/28 tỉnh, thành phố giáp biển của cả nước. Có nhiều bãi biển vùng biển đảo rất đẹp, cùng hệ sinh thái đa dạng, tập trung nhiều kinh tế ven biển quan trọng, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triên kinh tế biển, du lịch, giao thông, vận tải. Biển khu vực miền Trung có vùng thềm lục địa, ngư trường đánh bắt, nuôi trồng thủy sản rộng lớn với nhiều khu bảo tồn có giá trị.
        Tuy nhiên hiện nay, bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam nói chung và khu vực Duyên hải miền Trung nói riêng đang gặp nhiều hạn chế và đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: Tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn biển ngày càng tinh vi và chưa được giải quyết triệt để; tổ chức ộ máy quản lý khu bảo tồn biển chưa thống nhất giữa các địa phương; nguồn nhân lực và kinh phí đầu tư cho các khu vực biển còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, các hệ sinh thái còn đứng trước nhiều nguy cơ đe dọa và rủi ro gia tăng từ các hoạt động phát triển của con người: khai thác quá mức, khai thác bằng các ngư cụ trái phép, ô nhiễn môi trường trong nuôi trồng,….
         Trước thực trạng hiện bất cập trên, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi – Phó Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về việc bảo tồn và phát triển của sinh học biển. Đồng thời, mong muốn mọi người cùng nhau hợp tác, thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác bảo tồn được đồng bộ và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu các bên liên quan. Từ đó có thể kiến nghị những giải pháp, ý tưởng tích cực lên các Bộ, ban, ngành và chính quyền các cấp liên quan tham khảo và áp dụng vào công tác quản lý, hoạch định bảo tồn công tác biển, phát triển kinh tế đầy tiền năm của Việt Nam.

        Trên tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, hội thảo lần này diễn ra trong không khí sôi nổi, tích cực. Nhằm khắc phục thực trạng trên, hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần V đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp sau:
        - Thứ nhất, chú trọng quy hoạch không gian phát triển biển dựa trên tiếp cận hệ sinh thái
        - Thứ hai, quan tâm nhiều hơn đén mục tiêu bảo vệ lãnh hải và chiến lược phát triển kinh tế biển
        -  Thứ ba, cần xem trọng nông nghiệp – ngư nghiệp đúng bản chất của một ngành kinh tế quan trọng
        -  Thứ tư, phát triển du lịch đúng bản chât là ngành kinh tế kết nối
        -  Thứ năm, xác định “vạch đỏ bảo vệ sinh thái” và quyết tâm gìn giữ
        -  Thứ sáu, kiên trì thực hiện đúng từ nguyên lí đối với các khu bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển
        Có thể nói, công tác bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, vùng lãnh thổ mà đã trở thành vấn đề thời sự nóng bổng, là nhiệm vụ chung của toàn thế giới. Hướng đến phát triển xanh là mục tiêu của kinh tế tuần hoàn, phá triển bền vững trên cơ sở tận dụng các nguồn chất thải, duy trì sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên.
 

        Qua những đề xuất trên cùng với nhiều bài tham luận của các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi tại Hội thảo, hy vọng sẽ tìm ra được các đề xuất, hiến kế tâm huyết, khách quan từ các bên liên quan về giải pháp bảo tồn biển và phát triển kinh tế biển bền vững tại các vùng biển ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
 
THẾ HƯNG - HẢI YẾN
BÁO ĐÀI ĐƯA TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH:
1. https://www.sggp.org.vn/chung-tay-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-bien-khu-vuc-mien-trung-tay-nguyen-post751127.
2. html
https://baoquangnam.vn/thuc-day-bao-ton-bien-mien-trung-dong-bo-tu-chinh-sach-den-thuc-tien-3138545.
3. html
https://laodongtre.laodong.vn/doi-song/tim-giai-phap-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-bien-mien-trung-1371706.ldo
4. https://nhandan.vn/dong-gop-y-kien-de-cong-tac-bao-ton-bien-duoc-dong-bo-post821210.
5. html
https://baotainguyenmoitruong.vn/giai-quyet-cac-xung-dot-phan-bo-lai-khong-gian-bien-cho-phat-trien-va-bao-ton-377324.html
6. https://www.baodanang.vn/kinhte/202407/giai-quyet-cac-xung-dot-phan-bo-lai-khong-gian-bien-cho-phat-trien-va-bao-ton-3978443/index.htm
7. https://www.vietnam.vn/danang/giai-quyet-cac-xung-dot-phan-bo-lai-khong-gian-bien-cho-phat-trien-va-bao-ton/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây