Thông báo số 1 về việc tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Duy Xuyên trong tiến trình lịch sử dân tộc”
Thứ tư - 03/01/2024 14:23
Năm 1306, khi vua Chiêm Chế Mân giao hai châu Ô và châu Lý cho Đại Việt đã mở đầu cho những luồng di dân Việt di cư đến vùng đất Quảng Nam. Theo dòng mở cõi về phương Nam, các di dân người Việt đã cộng cư cùng với người Chăm để khai lập, tổ chức các làng xã trên vùng đất mới. Trên cơ sở đó, năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã lập ra Đạo Thừa tuyên Quảng Nam. Giáp Thìn, năm thứ 47[1604], Chúa Tiên Nguyễn Hoàng lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn, quản 5 huyện (Tân Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh, Phú Châu) lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình, phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm huyện Duy Xuyên. Kể từ thời điểm đó danh xưng hành chính huyện Duy Xuyên chính thức ra đời.
Trên hành trình khai lập của xứ Quảng, vùng đất Duy Xuyên đã tạo lập được các giá trị lịch sử, văn hoá, đóng góp lớn vào tiến trình của lịch sử Quảng Nam và lịch sử dân tộc, trở thành vùng đất giàu các giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống bậc nhất của tỉnh Quảng Nam. Năm 2024 đánh dấu chính thức 420 năm(1604-2024) sự ra đời của danh xưng và sự phát triển của vùng đất Duy Xuyên. Nhằm mục đích tạo ra diễn đàn công bố kết quả nghiên cứu về các vấn đế về lịch sử, văn hoá, kinh tế xã hội và con người của vùng đất Duy Xuyên cũng như đánh giá vị trí, vai trò của Duy Xuyên trong tiến trình lịch sử dân tộc, Uỷ ban Nhân dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Duy Xuyên trong tiến trình lịch sử dân tộc”.
1. Các chủ đềcủa Hội thảo Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu mớivề các chủ đề sau: - Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên; địa giới hành chính và danh xưng của Duy Xuyên trong tiến trình lịch sử; - Lịch sử khai lập,tổ chức và địa danh làng xã; truyền thống khoa bảng; truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của vùng đất Duy Xuyên; - Các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; nhận diện và giải pháp bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá và làng nghề truyền thống của vùng đất Duy Xuyên; - Các vấn đề về chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hoá, xã hội và con người của vùng đất Duy Xuyên trong tiến trình lịch sử; - Vị trí, vai trò của Duy Xuyên trong tiến trình lịch sử dân tộc. 2. Đối tượng tham gia viết bài Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên toàn quốc. 3. Thời gian và địa điểm tổ chức - Thời gian dự kiến: ngày 29 và 30 tháng 6 năm 2024. - Địa điểm: Uỷ ban Nhân dân huyện Duy Xuyên, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. 4. Thể lệ, thời hạn và địa chỉ gửi bài a) Thể lệ viết bài - Bài báo được trình bày bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, chưa được công bốở bất kỳ một ấn phẩm thông tin nào. - Tóm tắt bài báođược trình bày theo Phụ lục 1. - Toàn văn bài báođược trình bày theo Phụ lục 2. b) Thời hạn gửi bài - Tóm tắt bài báo: trước ngày 25/02/2024. - Toàn văn bài báo: trước ngày 10/5/2024. c) Địa chỉ gửi bài Tóm tắt và toàn văn bài báogửi qua địa chỉ email: hoithaoduyxuyen@ued.udn.vn 5. Xuất bản bài báo Các bài báo sau khi phản biện và được chấp nhận đăng sẽ được Ban Tổ chức Hội thảo xuất bản trong Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia có chỉ số ISBN. 6. Thông tin liên hệ Mọi thông tin chi tiết về Hội thảo, xin vui lòng liên hệ: - Bà Nguyễn Thị Ngọc Hải, Trưởng Phòng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Email: ngochaihd@gmail.com; điện thoại: 0976 578 587. - Ông Nguyễn Văn Sang, Phó Trưởng phòng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Email: nvsang@ued.udn.vn; điện thoại: 0905656048. Ban Tổ chức trân trọng kính mời các nhà khoa học, cán bộ quản lý,giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên quan tâm tham gia viết bài và tham dự Hội thảo.
Thông tin chi tiết xin xem ở tệp đính kèm: thong-bao-so-01.pdf, phu-luc-1.doc, phu-luc-2.doc Trân trọng./.
TM. BAN TỔ CHỨC TRƯỞNG BAN (Đã kí) CHỦ TỊCH UBND HUYỆN DUY XUYÊN Phan Xuân Cảnh