Hội thảo Quản trị tài chính trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình

Thứ sáu - 10/07/2020 17:24

Hội thảo Quản trị tài chính trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình

Sáng 10/7/2020, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tổ chức “Hội thảo Quản trị tài chính trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình”. Hội thảo là diễn đàn để các nhà chuyên gia, nhà quản lí, nhà giáo dục…trao đổi và làm rõ các nội dung với Ban biên soạn tài liệu bồi dưỡng của Nhà trường; thông qua đó để chỉnh sửa, bổ sung nội dung nhằm góp phần hoàn thiện bộ tài liệu tốt nhất.
IMG 5559

Toàn cảnh Hội thảo “Quản trị tài chính trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình”

Tham dự Hội thảo có: TS. Đặng Văn Huấn - Phó Giám đốc chương trình ETEP Trung ương; Bà Ngô Thị Thanh Thủy - Chuyên gia chương trình ETEP; TS. Trương Thị Thúy Hằng - Chuyên gia tư vấn độc lập mô đun 3; Cùng Đại diện của Ban quản lý chương trình ETEP ĐH Sư phạm - ĐH Huế, BGH trường THPT Lê Hồng Phong, THCS Lương Thế Vinh thành phố Đà Nẵng. Về phía Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng có: PGS.TS Lưu Trang - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS Trần Xuân Bách - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Bùi Bích Hạnh - Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Đặc biệt Hội thảo còn có sự góp mặt của đại diện Lãnh đạo các Khoa, Phòng, Trung tâm, Tổ trực thuộc Nhà trường và gần 30 cán bộ, giảng viên là tổ trưởng, thành viên các tổ biên soạn tài liệu.

IMG 5606

PGS.TS Lưu Trang - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lưu Trang nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo, đồng thời khẳng định: “Chất lượng của quá trình bồi dưỡng giáo viên do các Trường đại học Sư phạm chủ chốt đã và đang thực hiện phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố: một là đội ngũ giảng viên phải có kiến thức chuyên môn sâu và hai là tài liệu bồi dưỡng phù hợp, có giá trị khoa học và thực tiễn cao... Trong thời gian qua các chủ biên, cán bộ, giảng viên Nhà trường đã tích cực tham gia vào quá trình biên soạn các tài liệu trên và tuân thủ theo đúng quy trình 18 bước đưa ra trong Công văn 455. Đến nay, Nhà trường đã cơ bản hoàn thiện các tài liệu bồi dưỡng và đã thực hiện bước 6: xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia.”
Hiệu trưởng Nhà trường kì vọng Hội thảo sẽ đón nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi đến từ các nhà chuyên gia, nhà quản lí, nhà giáo dục để Ban biên soạn các tài liệu bồi dưỡng của Nhà trường có thể chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu bồi dưỡng tốt nhất trước khi đưa ra giảng dạy thử nghiệm.

 

IMG 5635

TS. Đặng Văn Huấn - Phó Giám đốc chương trình ETEP Trung ương, phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo TS. Đặng Văn Huấn - Phó Giám đốc chương trình ETEP Trung ương, lưu ý 03 điểm quan trọng trong quá trình trao đổi, bổ xung và hoàn thiện bộ tài liệu gồm: “Thứ nhất lưu ý về tính logic chặt chẽ và nhất quán của bộ tài liệu. Thứ hai là lưu ý về các nội dung trong tài liệu cần bám sát thực tiễn, dễ hiểu để áp dụng nhanh và hiệu quả. Thứ ba là các bộ tài liệu cần đảm bảo tính sư phạm để có thể áp dụng giảng dạy trên cả hai phương thức là trực tuyến và trực tiếp.”
 

IMG 5863

TS. Bùi Việt Phú trình bày báo cáo “Quản trị tài chính trường Tiểu học/ Trung học Cơ sở/Trung học Phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình

Sau phần khai mạc, hội thảo đã đến với báo cáo của TS. Bùi Việt Phú về “Quản trị tài chính trường Tiểu học/ Trung học Cơ sở/Trung học Phổ thông theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình”. Báo cáo đã nhận được nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá và góp ý từ các chuyên gia. Bên cạnh những điểm mạnh mà báo cáo đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế ở các phương diện như: Sự kết nối và thống nhất giữa các phần nội dung, luận điểm; Lưu ý về tài liệu áp dụng và sự phong phú của các tài liệu sử dụng trong báo cáo; Bộ tài liệu cần bám sát hơn với chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như khả năng áp dụng vào thực tiễn…
 

Presentation1

Báo cáo đã nhận được nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá và góp ý từ các chuyên gia

IMG 5897

Chụp hình lưu niệm

Trường ĐH Sư phạm – ĐHĐN là một trong 7 trường ĐH Sư phạm chủ chốt với đội ngũ giảng viên trình độ cao đông đảo (hơn 43% là PGS, TS), đủ khả năng thực hiện việc biên soạn tài liệu và triển khai thành công quá trình bồi dưỡng. Với cơ sở đó, Nhà trường đã được Ban quản lý Chương trình ETEP Trung ương tin tưởng, giao phó trọng trách biên soạn các tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo Công văn số 455/CV-ETEP ngày 12/12/2019.

Vũ Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây