Hội thảo Quốc tế: “Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á – Tương quan và cơ hội hợp tác”

Thứ bảy - 28/11/2020 18:53

Hội thảo Quốc tế: “Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á – Tương quan và cơ hội hợp tác”

Sáng 28/11/2020, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á – Tương quan và cơ hội hợp tác”. Hội thảo đã tạo ra một diễn đàn quốc tế để các cơ sở và tổ chức giáo dục, chuyên gia, nhà khoa học công bố các kết quả nghiên cứu mới, trao đổi học thuật, tìm kiếm cơ hội hợp tác cũng như tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết thực trạng và đưa ra các định hướng để phát triển giáo dục đại học Việt Nam và châu Á hiện nay.
IMG 4706

Toàn cảnh Hội thảo “Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á – Tương quan và cơ hội hợp tác”

Tham dự hội thảo, về phía Bộ giáo dục & Đào tạo có: PGS.TS Lưu Bích Ngọc – Chánh văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực. Về phía các trường Đại học có: PGS.TS Mai Văn Hưng – Giám đốc Trung tâm Nhân học và phát triển trí tuệ tại Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Thanh Hà – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; PGS.TS Hoàng Văn Hiền – Nguyên Hiệu trưởng, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế; TS. Bùi Kim Huệ - Phó Trưởng phòng KH&HTQT, Trường Đại học Đông Á. Về phía Đại học Đà Nẵng có: PGS.TS Lê Quang Sơn – Phó Giám đốc ĐHĐN, Giám đốc Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum; PGS.TS Nguyễn Lê Hùng, Trưởng ban KHCN&MT ĐHĐN. Về phía Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có: PGS.TS Lưu Trang - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng ban tổ chức Hội thảo; cùng sự có mặt của các thầy cô giáo đại diện Lãnh đạo các Khoa của Nhà trường, quý nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý đến từ mọi miền Tổ quốc.
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn hướng tới các nội dung: (1) Thành tựu và hạn chế của đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và châu Á; (2) Tương quan so sánh giữa giáo dục đại học Việt Nam và châu Á; (3) Chính sách, quản trị và tiếp cận giáo dục đại học Việt Nam và châu Á; (4) Đánh giá, kiểm định và xếp hạng giáo dục đại học Việt Nam và châu Á; (5) Hợp tác trong giáo dục đại học giữa Việt Nam và châu Á.

 

IMG 4649

PGS.TS Lưu Trang - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường Phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lưu Trang - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã gửi lời cảm ơn các đại diện của Bộ giáo dục & Đào tạo, đại diện các Trường Đại học, Nhà khoa học… đã tới tham dự và đóng góp, chung tay làm nên Hội thảo “Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á – Tương quan và cơ hội hợp tác”.  Theo thầy Hiệu trưởng, hiện nay: “Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á cũng đã và đang tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề như: (1) Rào cản đối với phát triển Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á là gì?; (2) Thực tiễn Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á đã và đang diễn tiến theo chiều hướng như thế nào?; (3) Giải pháp cho sự phát triển của Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á.” Và  để có thể trở thành một chiến lược hiệu quả phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đại học cần phải thực hiện nhiều hơn vai trò kiến tạo tri thức mới, tiếp thu và ứng dụng các xu thế công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực thông minh thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế…

IMG 4684

TS. Hà Văn Hoàng đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo đề tài “Indicators of Higher education accessibility in Viet Nam and countries of the ASEAN + 3 region”
 

IMG 4787

ThS. Trần Thị Nga báo cáo đề tài “Governance Reform in Asian Higher Education: Current Trends and Implications for Higher Education Reform”

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên, các nhà quản lý ở trong và ngoài nước đến từ các Viện nghiên cứu, trường Đại học, các ban, ngành Trung ương và địa phương với hàng trăm bài viết chất lượng. Đặc biệt, Hội thảo đã lựa chọn được 39 bài để tham gia báo cáo. Trong đó có 02 bài báo xuất sắc được lựa chọn báo cáo phiên toàn thể gồm: Indicators of Higher education accessibility in Viet Nam and countries of the ASEAN + 3 region (của nhóm tác giả: TS. Ha Van Hoang, GS.TS Fursova Valentina Vladimirovna, Doan Van Loc); Governance Reform in Asian Higher Education: Current Trends and Implications for Higher Education Reform (ThS. Trần Thị Nga).
Theo đó, tại phiên làm việc tại các tiểu ban, tham luận của các học giả trong và ngoài nước đã tập trung vào các vấn đề lý luận chung xoay quanh: chính sách giáo dục đại học Việt Nam và Châu Á; thực tiễn giáo dục Việt Nam và Châu Á; giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam và Châu Á… các nghiên cứu đã đưa ra những dẫn chứng về hiện trạng, xu hướng phát triển và đưa ra những định hướng phát triển cho sự phát triển giáo dục Việt Nam và Châu Á. Có thể khẳng định, sự quan tâm và đóng góp thông qua bài viết của các học giả đã mang lại sự phong phú và nhiều gợi mở giá trị đối với hội thảo.

 

IMG 5115
IMG 5119
IMG 5124

Trao chứng nhận cho các đề tài tham dự tại Hội Nghị

Hội thảo quốc tế: “Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á – Tương quan và cơ hội hợp tác” đã khép lại sau khoảng thời gian làm việc sôi nổi, tích cực của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học... Hội thảo đã đem đến nhiều góc nhìn, phương hướng, đề xuất góp ý cũng như chia sẻ nhiều nghiên cứu mới đối với Giáo dục Đại học Việt Nam và Châu Á.

Vũ Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây