Thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu các thành phần hoá học và các hợp chất có trong nụ hoa hoè, hạt cau, hạt điều… chiết tách chất màu từ nụ hoa hoè, hạt cau, hạt điều, tạo dung dịch chất màu, nhuộm màu tự nhiên đối với sản phẩm tơ lụa và sợi tổng hợp thay thế...
Theo PGS.TS Lê Tự Hải - chủ nhiệm đề tài, việc nghiên cứu chiết tách chất màu từ nguyên liệu thực vật và ứng dụng cho nhuộm vải tơ tằm sẽ là một khâu quan trọng trong việc khôi phục, phát triển nghề dâu tằm và tơ lụa ở Quảng Nam. Nâng cao chất lượng sản phẩm lụa tơ tằm theo hướng tạo sản phẩm xanh và công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển làng nghề, đảm bảo an toàn cho môi trường, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Nam ra trong nước và thế giới.
Đề tài cũng nghiên cứu, xây dựng được các quy trình công nghệ chiết tách dung dịch chất màu từ hoa hoè, hạt cau, hạt điều nhuộm, qua đó tạo nguồn nguyên liệu phẩm màu nhuộm tự nhiên, đa dạng, sẵn có, có giá thành phù hợp, hỗ trợ nâng cao hiệu quả cho nghề dệt lụa. Xây dựng quy trình nhuộm vải tơ tằm, vải tổng hợp bằng các chất màu tự nhiên chiết tách từ hoa hoè, hạt cau, hạt điều nhuộm.
Kết quả từ đề tài được đề xuất chuyển giao cho Công ty CP Tơ lụa Mã Châu, Công ty Tơ lụa Quảng Nam. Qua đó, góp phần phát triển sản xuất, đa dạng sản phẩm tơ lụa cho công ty, cải thiện môi trường làng nghề, bảo vệ sức khoẻ người lao động, người dân làng nghề và người tiêu dùng.
Nguồn: Báo Quảng Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn