GẶP GỠ VỚI CHUYÊN GIA NGƯỜI NHẬT KATO KAZUYA: THÚC ĐẨY TIẾP CẬN VỚI CƠ HỘI DU HỌC VÀ LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN CỦA SINH VIÊN TÂM LÝ HỌC VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Thứ tư - 13/04/2022 21:55
Hiện nay, ngành Điều dưỡng và Chăm sóc viên đang là một trong những ngành rất cần thu hút nguồn nhân lực tại Nhật Bản bởi tính chất đặc thù của công việc, chính vì thế mà ngành này tạo cơ hội làm việc cho không chỉ người lao động Nhật Bản mà còn cho người lao động đến từ các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là người Việt Nam.
GẶP GỠ VỚI CHUYÊN GIA NGƯỜI NHẬT KATO KAZUYA: THÚC ĐẨY TIẾP CẬN VỚI CƠ HỘI DU HỌC VÀ LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN CỦA SINH VIÊN TÂM LÝ HỌC VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Tuy nhiên, cũng bởi vì tính chất đặc thù của công việc nên khi lựa chọn theo đuổi con đường này, người lao động Việt Nam, đặc biệt là học sinh, sinh viên có mong muốn làm việc trong ngành, bên cạnh việc học tiếng Nhật cũng cần lựa chọn đúng cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng, đào tạo đúng chuyên ngành để theo học. Hiểu được điều đó, Khoa Tâm lý giáo dục , Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã có cuộc gặp gỡ  với chuyên gia đến từ Nhật Bản Kato Kazuya - Chủ tịch hiệp hội Nanakamado đồng thời cũng là Hiệu trưởng Học viện Nanakamado (Chuyên đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên tại Hokkaido, Nhật Bản) để có buổi trao đổi học thuật về chuyên môn.
Buổi gặp gỡ vào sáng ngày 13/4/2022 tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã diễn ra trong bầu không khí vừa trang trọng vừa sôi nổi với sự tham gia của chuyên gia Kato Kazuya cùng với ông Đinh Thanh Tùng - Giám đốc công ty TNHH Vinanihon, đại diện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng gồm TS. Nguyễn Quý Tuấn - Trường phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, ThS. Bùi Văn Vân – Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục, các thầy cô là giảng viên bộ môn Công tác xã hội và hơn 300 sinh viên của khoa.
z3338243856431 35dfb9f53703993e8be41a92a73cfbbe

Tại buổi gặp gỡ, đại diện Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng cho biết Nhà trường, đặc biệt là NBan lãnh đạo Khoa Tâm lý giáo dục rất vinh dự khi được đón tiếp và trao đổi học thuật với chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên tại Nhật Bản, đồng thời cũng thể hiện mong muốn được hợp tác với học viện Nanakamado trong việc tạo điều kiện để sinh viên của nhà trường có cơ hội được đào tạo tại học viện, thông qua đó tìm được công việc phù hợp trong ngành điều dưỡng, chăm sóc viên tại Nhật Bản.
Chuyên gia Kato Kazuya cũng đã có những chia sẻ rất thiết thực tại buổi gặp gỡ với Ban Lãnh đạo khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐHSP-ĐHĐN về cơ hội học tập, thực tập tại các doanh nghiệp Nhật Bản cho sinh viên Việt Nam và cơ hội việc làm cho tương lai gần khi lựa chọn học tập tại Nhật Bản.
 
z3338243118712 109813db90e409562d65f6415da0b715


Ngoài gặp gỡ và trao đổi học thuật với Ban Lãnh đạo khoa, chuyên gia Kato Kazuya còn có buổi giao lưu chia sẻ về kinh nghiệm trong việc đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên, và hướng dẫn cách chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân sa sút trí tuệ, cách phòng tránh bệnh hiệu quả cho hơn 300 sinh viên khoa Tâm lý giáo dục của Trường. Đáp lại sự chia sẻ thân thiện và gần gũi của chuyên gia, các sinh viên của khoa cũng đã có những thắc mắc về văn hóa cũng như là cách thức làm sao để có những kết nối gần gũi với bệnh nhân người Nhật khi trở thành điều dưỡng, chăm sóc viên của họ tại Nhật Bản. Và những câu hỏi này được chuyên gia giải đáp rất tận tình.
 Với mục đích giới thiệu mô hình kết hợp đào tạo, tiến cử thực tập và cam kết việc làm tại Nhật Bản cho sinh viên khối ngành Tâm lý học và Công tác xã hội tại Trường ĐHSP-ĐHĐN, cùng với những chia sẻ của mình. Chuyên gia Kato Kazuya cùng với ông Đinh Thanh Tùng mang đến cho sinh viên khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐHSP-ĐHĐN những trải nghiệm vô cùng đáng quý. Đây cũng là bước đánh dấu sự thành công của Nhà trường trong nỗ lực đưa sinh viên tiếp cận với cơ hội du học và làm việc tại Nhật Bản theo đúng chuyên ngành, chuyên môn đào tạo.
Thanh Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây