GS. Phan Thành Nam trình bày bài giảng “Cơ học lượng tử dưới góc nhìn toán học” cho sinh viên

Thứ năm - 06/10/2022 00:02
Sáng ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN), GS. Phan Thành Nam – Đại học Ludwing Maximilian Munchen (CHLB Đức) đến thăm và trình bày bài giảng đại chúng cho sinh viên.
Ảnh 1. Toàn cảnh chương trình

        Về phía nhà trường có TS. Phạm Quý Mười – Trưởng khoa Toán, đại diện Ban chủ nhiệm khoa, giảng viên và hơn 200 sinh viên cùng tham dự
Tại chương trình, TS. Phạm Quý Mười – Trưởng khoa Toán đã trân trọng chào mừng GS. Phan Thành Nam đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN. Giới thiệu những nét tổng quan nổi bật về Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
Ảnh 2. TS.Phạm Quý Mười phát biểu tại chương trình

        Bài giảng của giáo sư với chủ đề “Cơ học lượng tử dưới góc nhìn toán học”, nội dung của bài giảng xoay quanh sự tương tác giữa các ý tưởng Vật lý và phương pháp Toán học trong cơ học lượng tử. Bài giảng đề cập đến một số câu hỏi mở và các kết quả tìm thấy gần đây.
Ảnh 3. GS. Phan Thành Nam trình bày

        GS. Phan Thành Nam hiện đang công tác tại Đại học Ludwing Maximilian Munchen (CHLB Đức). Ông đã có 64 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục Science Citation Expanded, năm 2020 giáo sư đạt giải thưởng danh giá của hội đồng Toán châu Âu, Ngoài ra giáo sư còn đạt được nhiều thành tựu ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến Cơ học Lượng tử.
        “Phan Thành Nam đã có những công trình đáng chú ý về toán học của hệ đa vật lượng tử (quantum many-body system) bao gồm hệ nguyên tử, phân tử cũng như các khí Bose và Fermi. Kết quả của anh liên quan đến sự cân bằng và tính chất động lực học của những hệ như vậy. Nhiều kết quả nổi tiếng trong lĩnh vực này là do công của Nam. Chúng bao gồm những chặn tốt nhất cho ion hóa cực đại của các nguyên tử và những hằng số nổi tiếng của của bất đẳng thức Lieb-Thirring lừng danh. Hơn nữa, Nam và các cộng sự đã phát triển một cách tiếp cận tổng quát để thiết lập giới hạn trường trung bình (mean-field limit) của các hệ boson dựa trên định lý de Finetti lượng tử. Đó là thứ mà bây giờ trở tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực này", giáo sư Jan Philip Solovej nhận xét.
THẾ HƯNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây