Vấn nạn này đặt ra cho toàn thể xã hội và các ban ngành trong ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3 và cần thảo luận về cách phòng ngừa xâm hại tình dục (XHTD) cho trẻ em. Đó là lý do sáng 25/3, Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN tổ chức hội nghị Xây dựng chương trình giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.
Tại hội nghị, đại diện các nhóm nghiên cứu của Khoa Tâm lý – Giáo dục đã trình bày 3 báo cáo chuyên đề: Tổng quan vấn đề XHTD trẻ em và các chương trình phòng ngừa; thực trạng phòng ngừa XHTD trẻ em tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đề xuất chương trình giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Theo các báo cáo, đa số các em học sinh nhận thức được những hành vi ảnh hưởng về tâm lý khi bị XHTD. Tuy nhiên các em lại chưa có kỹ năng và kiến thức để ứng phó khi bị XHTD vì các nội dung giáo dục phòng ngừ XHTD ở học sinh tiểu học chiếm một tỷ lệ nhỏ trong khung chương trình giảng dạy.
Theo các số liệu thống kê, 9 tuổi là độ tuổi trung bình trẻ bị XHTD. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị XHTD và 6 bé trai thì có 1 bé bị XHTD. Trong đó, các đối tượng thực hiện hành vi XHTD với trẻ có đến 93% là thân quen và chỉ có 7% là người lạ. Và chi phí để điều trị cho trẻ em bị xâm hại tình dục là khoảng hơn 210.000 USD/năm/người, cao hơn hẳn chi phí điều trị cho bệnh nhân bị đột quỵ (160.000 USD/năm/người) và bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 (180.000 USD/năm/người).
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục cảnh sát – Bộ Công an, trong giai đoạn từ năm 2011-2015 có 5300 vụ XHTD trẻ em được báo cáo và tính đến hết năm 2016 là 8 triệu 300 vụ. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2017 thì có gần 800 vụ XHTD. Tức 8 giờ thì có 1 trẻ em bị XHTD.
Trước tình hình đó, hội nghị đã thảo luận về chương trình Giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh tiểu học. Theo đó, khung chương trình giáo dục sẽ trang bị cho học sinh 5 kỹ năng: Kỹ năng nhận diện; Kỹ năng quản lý cảm xúc; Kỹ năng tự vệ; Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp; Kỹ năng tuyên truyền và hỗ trợ. Theo dự kiến, nếu chương trình này được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tại các trường tiểu học thì mỗi tháng các em học sinh sẽ có 1 tiết (giờ sinh hoạt lớp) để học về cách phòng chống XHTD, trang bị cho mình những kỹ năng để tự bảo vệ bản thân.
TS.Nguyễn Thị Trâm Anh – Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục chia sẻ: “Trang bị kiến thức và kỹ năng cho trẻ về việc phòng chống XHTD là việc làm hết sức quan trọng. Nếu chương trình này được áp dụng tại trường tiểu học thì nó sẽ hỗ trợ, giúp đỡ cho các em rất nhiều trong việc tự bảo vệ bản thân mình, từ đó đẩy lùi nạn XHTD”.
Nhân dịp này, khoa Tâm lý – Giáo dục cũng đã trao giải thưởng của cuộc thi vẽ “Sinh viên Khoa TLGD với giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em”. Với hơn 15 sản phẩm dự thi của các nhóm sinh viên trong khoa, BTC đã chọn ra được các tác phẩm xuất sắc và trao giải:
Tác giả bài viết: Mai Quang – Thanh Thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn